Sự Phát Triển Của Bé Từ 9 Đến 12 Tháng Tuổi

Sự Phát Triển Của Bé Từ 9 Đến 12 Tháng Tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ sơ sinh có thể giao tiếp một cách xuất sắc thông qua việc thể hiện cảm xúc bằng âm thanh, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể. Bạn cũng có thể thấy trẻ bò khắp nơi trong nhà nhưng chưa thật sự linh hoạt. Đừng lo lắng quá nhé vì theo thời gian, hướng phát triển của trẻ ngày càng phân hóa riêng biệt hơn, và đôi khi trẻ tập trung vào một kĩ năng đặc biệt nào đó mà chưa quan tâm đến những kỹ năng khác. Hãy tin tưởng rằng chính tình thương của bạn dành cho bé, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển tinh thần và thể chất theo đúng hướng.

Dinh Dưỡng Bé Yêu

2/ Sự phát triển trí não

Trí nhớ ngày càng phát triển khiến trẻ trở nên nhàm chán những thứ đã quen thuộc và tìm kiếm những niềm vui và trải nghiệm mới. Đây là thời điểm tuyệt vời để thử một vài trò chơi đơn giản như tìm đồ vật hoặc vỗ tay. Trẻ sẽ kiên trì hơn trong việc tìm kiếm (hoặc thậm chí là khóc đòi) khi phát hiện đồ vật đột nhiên biến mất. Khái niệm về “sự tồn tại của vật thể” đối với trẻ lúc này có nghĩa là ngay cả khi bạn ra khỏi tầm mắt, trẻ biết rằng bạn vẫn còn ở đó.

2/ Sự phát triển thể chất

Đây có thể là lúc bé mọc chiếc răng đầu tiên. Quá trình này rất cá biệt. Bạn cứ hãy chờ xem nó diễn ra thế nào. Khi nào bạn đi khám răng, bạn có thể đem bé theo để kiểm tra cùng.

Giai đoạn này bạn có thể phải mua quần áo quần áo size lớn hơn cho bé. Ngược lại, cũng có nhiều bé mặc đồ hoài không đổi size. Thật ra, trẻ con tăng trưởng vào ban đêm và khi chúng ngủ. Vì lúc ngủ là lúc tiết ra hormon tăng trưởng và tái tạo năng lượng. Các bé cũng có vẻ lớn nhanh vào mùa xuân và mùa hè, lớn chậm hơn vào mùa thu. Miễn là bé vẫn vui vẻ, lên cân đều, đầy sức sống và phát triển theo đúng cột mốc thì bạn không có gì phải lo lắng.

Biểu đồ tăng trưởng là công cụ hữu hiệu để theo dõi sự phát triển. Bạn có thể xem biểu đồ này trong sổ khám sức khoẻ định kỳ của bé.

3/ Kỹ năng giao tiếp

Ở giai đoạn này, trẻ đang học cách giao tiếp bằng cử chỉ với các động tác như chỉ tay, vỗ tay và vẫy tay chào. Thay vì khóc nhè mỗi khi đói, trẻ có thể chỉ tay vào một chiếc ghế để bày tỏ mong muốn của mình. Trẻ cũng sẽ bập bẹ liên tục và tập nói những từ quen thuộc. Vì thế, hãy tiếp tục gọi tên các đồ vật (“Đây là một quả táo đỏ”) hoặc kể cho trẻ nghe về những hoạt động trong ngày của bạn.

Chính những cuộc đối thoại đơn giản sẽ nuôi dưỡng kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ. Khi chú ý đến lời nói của bạn, trẻ học được cách nói chuyện luân phiên khi giao tiếp, tức là trẻ sẽ thử bập bẹ và dừng lại một chút để bạn trả lời rồi sau đó lại tiếp tục. Bạn sẽ thấy trẻ bắt đầu thường xuyên kết hợp nguyên âm và phụ âm cũng như cố gắng bắt chước những từ nghe được khi bạn nói. Đối với những trẻ được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ cử chỉ sẽ học rất nhanh kỹ năng này .

4/ Kỹ năng vận động

Việc di chuyển (cụ thể hơn là bò) đòi hỏi một sự tập trung lớn đối với một đứa trẻ 9 tháng tuổi. Mặc dù một vài trường hợp trẻ chưa thể hoặc chỉ bò rất ít, hầu hết các trẻ đều đang nỗ lực ở các hình thức vận động khác nhau, bao gồm trườn, lăn lộn hoặc thậm chí tập đi (bằng cách vịn tay vào các đồ vật khác).

Mẹ nên khuyến khích trẻ hơn bằng cách cùng ngồi xuống sàn nhà và chơi trò đuổi bắt. Kỹ năng vận động tĩnh của trẻ cũng đang được cải thiện dần, bạn sẽ thấy trẻ nhặt được những đồ vật nhỏ dễ dàng hơn. Nhờ vậy, trẻ có thể tự ăn hoặc tự cầm bình sữa và ly để uống mà không cần sự giúp đỡ của bạn.

5/ Sự phát triển cảm xúc

Trẻ 9 tháng tuổi sẽ tỏ ra vui thích khi nhìn thấy bạn và những người thân thuộc xung quanh. Trẻ cũng có thể phân biệt được những người lạ mặt (ví dụ như khi ông bà đến thăm hoặc bảo mẫu mới) và tỏ ra cảnh giác, sợ hãi khi tiếp xúc với họ – vốn là biểu hiện của hành vi sợ người lạ. Điều này hoàn toàn bình thường và bạn hoàn toàn có thể dỗ dành bằng cách ôm lấy trẻ và cùng với trẻ chơi với người lạ một lúc.

Trẻ cũng bắt đầu học được một số hành vi có thể thấy ở những trẻ lớn hơn như vẫy tay chào tạm biệt, làm phật lòng chỉ để và quan sát xem phản ứng của bạn, hoặc tỏ ra buồn bã khi bạn nói “không”. Hãy ghi nhận và phản hồi lại những hình thức tương tác này để trẻ có thể phát triển hơn kĩ năng xã giao của mình.
Share on Google Plus

About Hotline: 0918851364

0 nhận xét: