Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt

Nguyên Nhân Trẻ Bị Sốt

  • Nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gây sốt nhất. Các bệnh lý do virus và vi khuẩn như cảm, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tai, viêm thanh quản cấp và viêm tiểu phế quản thường là nguyên nhân hàng đầu gây sốt. 
  • Khi trẻ mọc răng cũng dễ bị sốt
  • Quấn trẻ < 3 tháng tuổi trong quá nhiều quần áo có thể làm tăng nhẹ thân nhiệt trẻ. 
  • Vài loại vaccin có thể gây sốt; Thời gian sốt thay đổi tùy theo loại vaccin sử dụng.
Sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn. Sốt có thể làm cho các bệnh nhiễm trùng nhanh khỏi.




Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Sốt

  • Cần theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên bằng nhiệt kế 
  • Trẻ sốt nhẹ:  37,5ºC đến 38º,5C nếu không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên.
  • Trẻ sốt  :  38,5ºC  đến 38,9ºC nên cho bé bú, uống thêm nước
  • Trẻ sốt cao:   39ºC  đến 40ºC cho bé uống thuốc hạ sốt, bú, uống nước.
  • Trẻ sốt rất cao: trên 40ºC lau mát khi nhiệt độ < 40ºC thì uống thuốc.
  • Để hạ sốt có thể tắm cho bé bằng nước ấm, lưu ý nhiệt độ của nước nên nhỏ hơn từ 2-3ºC so với nhiệt độ sốt của bé. Trong trường hợp bé đang sốt cao mà bàn chân, bàn tay bé lạnh thì không nên tắm mà cởi quần áo và lau mát để hạ sốt cho bé.
  • Mở cửa thoáng mát, nhà cửa sạch sẽ.
  • Lấy 1 lít nước ấm ra thau, vắt vào quả chanh hoặc ít giấm ăn, dùng khăn nhúng vào nước, sau đó lau 2 vùng nách, háng, lòng bàn tay và lòng bàn chân, lau hết vùng đầu giúp bé nhanh hạ sốt. (Không dùng chanh trực tiếp để hạ sốt cho bé vì có thể làm tổn thương da)
  • Riêng bé dưới 6 tháng còn bú mẹ: tiếp tục cho bé bú mẹ, mẹ bé cũng thực hiện việc ăn uống như nêu ở mục b, vì chất lượng sữa của mẹ cũng phụ thuộc việc ăn uống của mẹ.

 Lưu Ý Về Thuốc:

  • Không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Bé sốt nhẹ dưới 38,5ºC: không cần uống thuốc, cho bé uống nhiều nước lọc, mặc quần áo mỏng, tấm nước ấm, nhà thoáng mát,…
  • Bé sốt trên 38,5ºC: có thể cho bé uống thuốc hạ sốt và tuyệt đối không được uống quá liều.
  • Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol dùng 15mg/kg cân nặng, còn ibuprofel là 10mg/kg. Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì nếu trong trường hợp bị sốt xuất huyết dùng ibuprofel sẽ làm bệnh nặng thêm.
  • Nếu bé uống kháng sinh mẹ bé nên bổ sung thuốc lactoel 340 , và nước điện giải oresol để bù nước và muối giúp bé không bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chế Độ Ăn Cho Bé Bị Sốt:

  • Cho bé uống nhiều nước lọc, nước mát (rau má, sắn dây, cam,…)
  • Nên cho bé ăn: sữa chua và trái cây các loại(bưởi, thanh long, đu đủ,lê,mân,bơ,…)
  • Cho bé ăn cháo: tất cả các món đều ăn được, nên ăn các món mát: lươn, hến, trai, nghêu,cá các loại,….
  • Rau: ăn nhiều rau xanh ( rau lang, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay,..)
  • Củ : khoai lang, cà rốt, bí đỏ, khoai tây đều được

Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi:

  • Trẻ < 3 tháng tuổi: sốt >38ºC, ngay cả khi vẻ ngoài của trẻ vẫn có vẻ tốt.
  • Trẻ > 3 tháng tuổi: sốt >38ºC hơn 3 ngày hay khi vẻ ngoài của trẻ không tốt (bứt rứt, không chịu bú, …)
  • Trẻ 3 – 36 tháng: sốt >38,8ºC)
  • Trẻ sốt >38.9ºC)
  • Trẻ bị sốt cao co giật.
  • Trẻ sốt tái đi tái lại.
  • Trẻ sốt kèm phát ban da.
  • Trẻ có bệnh nền: tim mạch, ung thư, lupus, hay hồng cầu liềm, …

Cách Đo Thân Nhiệt Trẻ

Nhiệt kế điện tử không đắt lắm, phổ biến, an toàn và chính xác hơn nên cần thay thế cho nhiệt kế thủy ngân.
Phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng:
  • Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ nên nằm sấp trong lòng người lớn.
  • Thoa một lượng nhỏ chất bôi trơn (Vaseline, …) vào phần cuối của nhiệt kế.
  • Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ cho đến khi phần đầu bạc của nhiệt kế không còn thấy nữa bên trong hậu môn.
  • Giữ nguyên nhiệt kế. Nhiệt kế thủy ngân cần khoảng 2 phút trong khi nhiệt kế điện tử chỉ cần dưới 1 phút.
Phương pháp đo thân nhiệt độ ở miệng 
(không nên đo nếu trẻ đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút):
  • Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà bông, sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi của trẻ. Bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi. Giữ cho môi kín xung quanh nhiệt kế.
  • Nhiệt kế thủy ngân cần khoảng 3 phút trong khi nhiệt kế điện tử chỉ cần dưới 1 phút.
Phương pháp đo thân nhiệt độ ở nách:
  • Giữ nhiệt kế ở kẽ nách trẻ (phải lau khô nách trước khi đo).
  • Giữ nhiệt kế bằng việc ép sát khuỷu tay vào ngực trong vòng 4 – 5 phút.
Phương pháp đo thân nhiệt độ ở tai
(không áp dụng cho trẻ < 6 tháng tuổi; Nếu trẻ vừa ngoài trời lạnh vào, đợi 15 phút truớc khi tiên hành đo nhiệt độ; Ống tai và bệnh ở tai không ảnh hưởng đến kết quả):
  • Kéo tai ngoài của trẻ trước khi đặt nhiệt kế vào.
  • Giữ đầu dò nhiệt kế trong tai trong vòng 2 giây.

Share on Google Plus

About Hotline: 0918851364

0 nhận xét: