Lưu Ý Cách Xử Lý Khi Bé Bị Tiêu Chảy



Bệnh Tiêu Chảy Ở Trẻ

  • Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp, trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy khoảng 3 lần trong một năm. Tại một số khu vực  có thể lên tới 6-8 lần.
  • Tiêu chảy là  khi bé đi phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày.



Thuốc Cho Bé Bị Tiêu Chảy:

-Bổ sung men vi sinh cho bé: lactoel 340, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
-Nước điện giải oresol để bù nước và muối giúp bé không bị giảm cân khi bị tiêu chảy
-Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chế Độ Ăn Uống Cho Bé Bị Tiêu Chảy:

  • Cho bé bú mẹ và uống sữa bình thường (kiêng sữa có hàm lượng đường lactose cao) 
  • Cho bé uống nhiều nước lọc, nước quả dừa, không uống nước ngọt,… 
  • Nên cho bé ăn: sữa chua và trái cây (chuối, xoài, hồng xiêm,…) 
  • Cho bé ăn cháo: Củ :khoai tây, cà rốt, bí đỏ, không ăn khoai lang,… 
  • Bé có thể ăn cháo Thịt: heo, bò, tim, gà, bồ câu,…không ăn các món mát: lươn, hến, trai, nghêu,…. Hạn chế ăn cháo cá,… 
  • Rau: kiêng rau xanh.

Sinh hoạt gia đình:

-Đồ dùng cho bé: sạch, trụng toàn bộ qua nước sôi.
-Rửa tay sạch cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Riêng mẹ vệ sinh tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau khi dọn vệ sinh cho bé.
-Riêng bé dưới 6 tháng còn bú mẹ: tiếp tục cho bé bú mẹ, mẹ bé cũng thực hiện việc ăn uống như nêu ở mục b, vì chất lượng sữa của mẹ cũng phụ thuộc việc ăn uống của mẹ.

 Cần phải đi khám bác sỹ khi:

· Khi đi tiêu chảy quá 3 ngày
· Ói hoặc đi tiêu nhiều lần
· Đau bụng hoặc quấy khóc nhiều
· Các triệu chứng mất nước vừa và mất nước nặng
· Sốt cao liên tục trên 38,5oC
· Tiêu đàm máu
· Nghi ngờ tả

* Các biểu hiện của mất nước nhẹ:

  • Quan sát thấy mắt của bé khô, khi khóc chảy rất ít nước mắt hoặc không có nước mắt
  • Khô miệng
  • Tiểu ít hơn bình thường. Đối với những bé nào sử dụng quần tã, bạn kiểm tra thấy tã ít ướt hơn lúc bình thường
  • Bé trở nên kém linh hoạt và dễ cáu gắt
*Các biểu hiện của mất nước vừa :
  • Xuất hiện hiện tượng mắt trũng
  • Trẻ lờ đờ hoặc li bì
  • Sờ thấy da bé bị khô và kém đàn hồi
*Các biểu hiện của mất nước nặng:
  • Thóp trũng ( thóp là một vùng nhỏ, mềm trên đỉnh đầu của trẻ)

  • Trẻ không đi tiểu (vô niệu) trong vòng 6 giờ

  • Nếu sử dụng 2 ngón tay căng nhẹ vùng da bất kỳ trên người bé rồi thả ra, da bé không thể trả về hình dạng ban đầu do mất khả năng đàn hồi

  • Rất lờ đờ, li bì hoặc có thể bị bất tỉnh, hôn mê.
Trên đây là những kiến thức và kinh nghiệm có được chia sẻ cùng các mẹ.
Share on Google Plus

About Hotline: 0918851364

0 nhận xét: